Thiết Kế Hồ Cá Phong Thủy Tại Đồng Nai

| Hồ cá hải sản cát tường

More Stories

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Các biện pháp hữu hiệu giúp loại bỏ hồ thủy sinh bị rêu

by

Hồ thủy sinh bị rêu http://hocacattuong.com/san-pham/104_ho-thuy-sinh.html là tình trạng rất phổ biến. Vậy rêu hại trong hồ thủy sinh có những loại nào? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục hiệu quả vấn đề này? Topic dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên. Tìm hiểu ngay nhé!

Hồ thủy sinh bị rêu thường gặp những loại nào?

Rêu hại trong hồ cá thủy sinh là những loại rêu tự phát. Sau một thời gian hoạt động, nước trong bể sẽ có hiện tượng nhiễm bẩn. Nếu không được xử lý đúng cách, rêu sẽ sản sinh và bám vào các cây thủy sinh, đá, lũa…

Các biện pháp hữu hiệu giúp loại bỏ hồ thủy sinh bị rêu

Tốc độ rêu phát triển khá nhanh, hồ nước chuyển màu và bốc mùi hôi tanh. Không chỉ khiến thiết kế hồ thủy sinh mất đi tính thẩm mỹ mà còn gây hại cho sinh vật trong hồ và cả gia chủ. Một số loại rêu hại thường gặp như: rêu nâu, rêu xanh, rêu đen, …

Một số cách khắc phục hồ thủy sinh bị rêu hại

- Hồ thủy sinh bị rêu nâu thường gặp ở những hồ mới setup. So với các loại rêu khác, rêu nâu được đánh giá là dễ loại bỏ hơn. Các cách loại bỏ rêu nâu hiệu quả nhanh như: dùng động vật ăn rêu, thay nước hoặc thay đèn. Cụ thể hơn, các loại cá Otto, tép RC, ốc Táo đỏ… có thể ăn sạch rêu nâu. Đối với nước hồ, các bạn nên thay nước theo định kỳ. Hệ thống đèn hồ cá thủy sinh nên chọn đèn công suất cao hơn sẽ giúp diệt tảo tốt hơn.

- Hồ thủy sinh bị rêu xanh tính ra không phải việc gì quá xấu. Thậm chí, nó còn cho thấy bể cá chất lượng tốt. Lúc này, bạn chỉ cần giảm ánh sáng và giảm nguồn nitrat là được. Nếu hồ bị ánh sáng/ánh nắng chiếu quá nhiều sẽ khiến rêu xanh bị bùng phát mạnh hơn. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra hệ thống lọc và dùng đèn UV diệt khuẩn để diệt tảo xanh. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra và thay nước hồ đều đặn nhé!

- Hồ thủy sinh rêu đen là loại gây ức chế nhất. Từ một mảng rêu nhỏ chúng sẽ nhanh chóng phủ kín cây thủy sinh và lan xuống dưới đất nền. Để diệt rêu đen, bạn có thể chọn tăng CO2 trong hồ để kích thích cây thủy sinh phát triển. Lúc này rêu đen sẽ bị cắt nguồn sống và giảm đáng kể. Hoặc cách khác là thả cá bút chì, tép Yamato để “xử lý” rêu đen. Nếu tình trạng quá nặng, hãy cắt bỏ chủ thể luôn nhé!

Các biện pháp hữu hiệu giúp loại bỏ hồ thủy sinh bị rêu

Tóm lại

Trên đây là một vài cách xử lý bể thủy sinh bị rêu. Nhìn chung những cách này tương đối dễ nên dù ít kinh nghiệm bạn vẫn làm được. Tuy nhiên, nếu tình trạng rêu quá nặng diệt hoài chẳng hết… Tốt nhất là các bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ những người chơi hồ thủy sinh lâu năm. Trong một vài trường hợp, có thể phải dùng đến hóa chất diệt rêu. Những chất này ít nhiều đều có hại nên không thể tùy tiện dùng mà cần hướng dẫn cụ thể. Hãy chăm sóc hồ thủy sinh cá cảnh đúng cách để hồ cá luôn sạch đẹp.


Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

Những điểm cần chú ý để cho cá cảnh hồ cá biển ăn đúng cách

by

Hồ cá biển được đánh giá là khó chăm sóc hơn các loại hồ cá nước ngọt. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ chút thời gian để tìm hiểu thì chẳng việc gì phải lo lắng cả. Cá biển cũng có những tập tính sinh hoạt riêng. Thế nên chỉ cần chú ý một chút thì dù chưa có kinh nghiệm vẫn chăm sóc hồ cá biển dễ dàng.

Đối với cá biển ăn cỏ

Trong bể cá nước mặn, nếu nuôi cá ăn cỏ thì nên có nguồn thức ăn sẵn có cho chúng. Lúc này, rong rêu tảo trong bể sẽ đủ cung cấp thức ăn cho cá. Trong trường hợp bạn nuôi quá nhiều cá loại này thì mới cần bổ sung thêm thức ăn.  
Những điểm cần chú ý để cho cá cảnh hồ cá biển ăn đúng cách

Thực tế, rất dễ dàng để tạo thức ăn rong tảo cho hồ nuôi cá biển. Bạn chỉ cần để một bể chứa nước mặn ra ngoài nắng. Tiếp đến bỏ 2 – 3 hòn đá vào bể. Chỉ một thời gian ngắn là rêu tảo sẽ bám đầy bể. Cuối cùng chỉ cần cho rong rêu và bể nuôi để cá biển ăn dần là được.

Đối với cá biển ăn thịt

Thường các loài cá ăn thịt có đặc điểm chung là: miệng rộng, răng nhọn. Đặc biệt, đường ruột của chúng ngắn và dạ dày lớn hơn các loại cá ăn tạp. Những loài cá này thường chỉ ăn năng nổ trong 2 phút đầu. Sau đó hoàn toàn ngó lơ chỗ thức ăn thừa. Do vậy khi cho cá ăn, tránh cho quá nhiều thức ăn vào cũng một lúc. Phần thức ăn dư thừa sẽ lắng xuống đáy và tạo ra nhiều Nitrate trong hồ.
Một số loại thức ăn hợp với cá biển ăn thịt như: giun, bọ gậy, tôm nõn, cá con… Khi mới bắt đầu nuôi, có thể những loài cá này chưa quen với thức ăn. Do vậy bạn cần một khoảng thời gian nhất định để tập cho chúng quen dần với thức ăn mới.
Những điểm cần chú ý để cho cá cảnh hồ cá biển ăn đúng cách

Gợi ý những thức ăn dành cho hồ cá biển

Artemia: Đây là trứng của một loại giáp xác. Để chuẩn bị Artemia cho các loài tôm cá, bạn phải mất khoảng 24 – 37 tiếng thì Artemia mới nở. Nói chung, việc ấp Artemia mất nhiều thời gian và công sức.
- Thức ăn viên nổi: Được bán rất nhiều ở các hồ cá cảnh. Khi sử dụng loại thức ăn này, bạn chỉ cần 2 ngày cho ăn 1 lần là được. Mỗi lần cho cá ăn cũng nên kiểm soát lượng thức ăn. Nếu bỏ quá nhiều sẽ khiến thức ăn dư thừa, lắng xuống đáy hồ dẫn đến tình trạng rêu nấm.
- Tôm tép tươi: Loại thức ăn này được vớt từ tự nhiên, phù hợp với nhiều loại cá biển. Ngoài chất dinh dưỡng thì tôm tép còn có nhiều Carotene giúp cá lên màu. Lưu ý thêm là nên sục khí mạnh để giữ tôm tép sống lâu.
Trên đây là một số chú ý khi cho cá biển ăn. Hy vọng sẽ giúp bổ sung một vài kiến thức giúp bạn chăm sóc hồ cá biển đẹp như ý. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến hồ cá biển, các loại hồ cá cảnh... Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2019

Nên xử lý thế nào khi hồ hải sản nhà hàng bị đục nước?

by

Hồ hải sản bị đục sau một thời gian sử dụng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, làm thế nào để xử lý vấn đề này thì không phải ai cũng biết rõ.
Có thể nói, làm hồ hải sản là bước đầu tiên cần chuẩn bị nếu bạn có ý định kinh doanh nhà hàng hải sản. Công dụng của nó là để chứa hải sản, đảm bảo nguyên liệu luôn tươi ngon trước khi chế biến. Bên cạnh đó, bể hải sản còn ảnh hưởng rất lớn đến không gian nhà hàng. Thiết kế hồ hải sản đẹp cũng là một trong những cách giúp xây dựng thiện cảm của khách hàng.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động, hồ hải sản bị đục và bốc mùi hôi tanh. Mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc hồ trước đó. Dù rằng đây à hiện tượng thường gặp nhưng vẫn khiến chủ nhân đau đầu. Nhất là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Dưới đây chính là một vài cách vệ sinh hồ chứa hải sản nhanh và đơn giản. Tham khảo ngay nhé!
Nên xử lý thế nào khi hồ hải sản nhà hàng bị đục nước?

Một vài điểm cần chú ý khi vận hành và vệ sinh hồ hải sản

Đầu tiên, các bạn hãy thử quan sát bằng mắt thường trước. Nhất định phải nhìn rõ bên trong và ngoài bể, quan sát kỹ đèn chiếu sáng, bộ lọc…
Bước thứ hai, hãy chú ý đến tảo và các mảnh vụn lơ lửng trong dàn hồ hải sản. Thực tế, các bạn nên duy trì thói quen này thường xuyên. Trong thời gian vận hành hồ hãy kiểm tra lọc nước. Phải đảm bảo rằng lọc hoạt động tốt, lọc và giữ lại các cặn lơ lửng. Từ đó giảm bớt phần nào tình trạng tảo hại phát triển.
Bước thứ ba, kiểm tra thêm các chỉ số pH, Nitrate, độ cứng của nước theo định kỳ hàng tuần. Hãy chắc chắn nước trong hồ sạch sẽ và an toàn nhất với các loại hải sản.

Đừng quên bảo trì hồ hải sản nhà hàng theo định kỳ

Thực tế, những lưu ý được đề cập bên trên các bạn có thể làm thường xuyên. Có điều nó chỉ giúp hạn chế chứ không đảm bảo hồ sẽ không bao giờ bị đục nước. Sau một thời gian sử dụng, các thiết bị trong hồ hải sản nhà hàng sẽ bị cũ và hỏng. Phần nền hồ cũng sẽ bị ô nhiễm bởi thức ăn thừa và chất thải từ các loại hải sản. Lúc này bạn không thể vệ sinh mãi được mà phải định kỳ thay mới đi.
Nên xử lý thế nào khi hồ hải sản nhà hàng bị đục nước?
Nếu các bạn lo lắng vấn đề này thì ngay từ đầu hãy chọn nơi làm hồ hải sản uy tín như Hồ cá Cát Tường chẳng hạn. Ở đây chúng tôi có đầy đủ các dịch vụ thi công hồ hải sản. Từ khâu thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng và cải tạo hồ - Tất cả các dịch vụ đều chuyên nghiệp và có mức giá cạnh tranh với nhiều đơn vị cùng ngành.
Không chỉ có các mẫu hồ hải sản, Cát Tường còn nhận thiết kế hồ cá cảnh. Ví dụ như: hồ cá koi, hồ thủy sinh, hồ cá rồng… Liên hệ ngay đến Hotline của chúng tôi nếu bạn cần tư vấn và hỗ trợ lắp đặt nhé!

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Hướng dẫn cách giúp cây quang hợp mạnh mẽ trong hồ thủy sinh

by

Hồ thủy sinh đẹp sinh động hơn nếu bố cục thêm cây cảnh và các loại cá cảnh. Hiện tại, có hai phương án chọn cây cảnh là cây thật và cây nhựa. Tuy nhiên, nếu bàn về tính thẩm mỹ thì cây thật đương nhiên “ăn đứt” cây giả.
Dù rằng đẹp thì đẹp thật đấy! Nhưng một khi đã chọn cây thủy sinh thì các bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý. Tùy vào loại cây sẽ có cách chăm sóc và những “rắc rối” khác nhau. Trong đó, một trong những trường hợp hay gặp nhất chính là cây “không thở” được. Vậy có cách nào giúp cây thủy sinh quang hợp mạnh mẽ không?
Hướng dẫn cách giúp cây quang hợp mạnh mẽ trong hồ thủy sinh

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây thủy sinh

Quả thật, có rất nhiều yếu tố chi phối đến sự quang hợp của cây thủy sinh. Có thể kể đến như: ánh sáng, Carbon, các chất dinh dưỡng, độ pH của nước… Do vậy, ngay khi thiết kế hồ thủy sinh thì các bạn cần tham khảo trước các thông số trên. Như thế sẽ đảm bảo tạo môi trường sống tốt nhất cho các loại thủy sinh.
Thêm nữa, yếu tố dòng chảy cũng rất quan trọng trong hồ cá cảnh thủy sinh. Nếu chọn lọc có công suất quá lớn sẽ khiến dòng chảy mạnh. Chúng sẽ cuốn sạch khí O2 trong hồ.
Ngoài ra cây bị nhiễm độc kim loại, độc hữu cơ cũng nhanh chóng ngừng quang hợp và chết đi. Do vậy, nếu như phát hiện cây héo úa bất thường hãy nhanh chóng xử lý. Đây là cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong hồ.

Một vài cách làm cây quang hợp tốt trong hồ thủy sinh cá cảnh

- Đầu tiên, các bạn hãy thử tăng cường ánh sáng trong hồ. Nếu cây của bạn bắt đầu quang hợp nhiều thì môi trường hồ thủy sinh đã ổn.
- Thứ hai, nếu tăng ánh sáng mà chưa ổn thì hãy thử tăng CO2 trong hồ. Cách làm đơn giản như sau: lấy nước hồ để ra ngoài khoảng 24h rồi ghi lại kết quả. Tiếp đến tăng CO2 mỗi 30 phút, đo lại độ pH trong nước hồ. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi độ pH trong nước hồ thấp hơn mẫu nước để 24h kia 1 độ. Lúc này lượng CO2 trong hồ đã tối ưu, không cần phải bận tâm về CO2 trong hồ nữa.
Hướng dẫn cách giúp cây quang hợp mạnh mẽ trong hồ thủy sinh
- Thứ ba, nếu đã dùng 2 cách trên nhưng cây vẫn không thở mạnh thì tắt lọc khoảng 10 phút. Nếu tắt lọc mà cây bắt đầu “thở” lại thì nguyên nhân là do dòng chảy quá mạnh khiến cây khó quang hợp. Các bạn chỉ cần giảm dòng chảy lại là được.
- Thứ tư, nếu đã dùng 3 cách trên vẫn không nhằm nhò gì thì có thể do hồ quá dơ. Hoặc cũng có thể do nước hồ chứa kim loại nặng. Các bạn cứ thử đổi nước khoảng 30% liên tục trong vài ngày. Tiếp đến có thể châm thêm một chút phân nước rồi quan sát kỹ nước hồ. Trường hợp bạn dùng nền tự trộn thì hãy xem xét đến việc đổi nền.
Bạn thấy đấy! Thi công hồ thủy sinh không hề dễ dàng, cách chăm sóc cũng tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, bỏ ra bao nhiêu tâm sức thì thu hoạch lớn bấy nhiêu. Một ngôi nhà có hồ thủy sinh không chỉ tốt cho phong thủy mà còn tăng giá trị nhà.
Nếu đã “u mê” lạc lối trước vẻ đẹp của hồ và muốn làm hồ thủy sinh trong nhà – Hãy liên hệ với Cát Tường để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Chúc các bạn thành công.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019

Không gian nhà nhỏ có nên chơi hồ thủy sinh cá cảnh hay không?

by

Hồ thủy sinh cá cảnh là một trong những mẫu hồ được nhiều người yêu thích trong những năm qua. Tuy nhiên khi chọn mẫu hồ này, vấn đề được quan tâm nhất là liệu chúng có tốn nhiều diện tích không?  Nhà nhỏ có thích hợp để làm hồ cá thủy sinh không nhỉ?

Hồ cá thủy sinh là gì?

Nôm na có thể hiểu, hồ cá thủy sinh chính là nơi mà ở đó chúng ta có thể nuôi cá và các loại động thực vật thủy sinh. Để chúng có thể phát triển khỏe mạnh thì chủ nhân cần chăm sóc cẩn thận. Tất nhiên, việc bỏ nhiều công sức sẽ mang đến cho bạn một hồ thủy sinh đẹp hoàn mỹ. Nhờ đó, không gian nhà trở nên sống động và nâng tầm giá trị của ngôi nhà.
Không gian nhà nhỏ có nên chơi hồ thủy sinh cá cảnh hay không?

Nhà nhỏ có làm hồ thủy sinh cá cảnh được không?

Hồ cá thủy sinh có nhiều loại khác nhau. Nếu như bạn may mắn sở hữu căn nhà rộng rãi thì có thể chọn hồ thủy sinh thác nước. Còn nếu như nhà bạn nhỏ hẹp thì các mẫu hồ thủy sinh treo tường là gợi ý tốt nhất.
Về cơ bản, thiết kế hồ thủy sinh treo tường gọn đẹp, không chiếm nhiều không gian. Các bộ phận lọc nước hay đèn đều nằm trong hộp gỗ và được che đi một cách tinh tế.
Giống các mẫu hồ cảnh khác, hồ treo tường cũng có thể nuôi trồng các loại cá, cây thủy sinh. Tuy nhiên vì diện tích hồ nhỏ nên các bạn hãy chọn những loại cá cây có kích thước nhỏ. Bộ lọc cũng nên chọn loại nhỏ, phần nền hồ nên đặt các lớp san hô, gòn, than hoạt tính… Chúng sẽ giúp lọc sạch cặn bẩn trong nước.
Giá hồ thủy sinh cá cảnh không cao nên các bạn không cần bận tâm quá nhiều về chi phí. Thay vào đó hãy tham khảo thêm về yếu tố phong thủy. Đặt bể cá thủy sinh đúng phong thủy có thể mang lại tài lộc thịnh vượng cho gia chủ đấy!

Một số lưu ý khi thi công hồ thủy sinh cá cảnh

Thứ nhất, lắp đặt hồ thủy sinh không nên có nắp. Việc dùng nắp đậy chỉ khiến bạn gặp khó khăn khi vệ sinh hồ thủy sinh mà thôi. Hơn nữa, hồ có cây thủy sinh nên cần cắt tỉa thường xuyên. Lúc này nắp hồ sẽ trở thành vật cản vướng víu không cần thiết.
Thứ hai, chiều cao của hồ sẽ ảnh hưởng đến chiều sâu của ánh sáng. Vậy nên khi làm hồ thủy sinh cá cảnh các bạn nên tham khảo các chỉ số kích thước hồ. Hãy hỏi những chuyên gia làm hồ cá cảnh về vấn đề này và đừng tự ý quyết định nhé!
Không gian nhà nhỏ có nên chơi hồ thủy sinh cá cảnh hay không?
Thứ ba, đừng quá “tham lam” trong việc chọn bố trí cá cảnh, cây thủy sinh. Đối với dạng hồ treo tường nhỏ nên chọn cá nhỏ và số lượng vừa phải. Cây thủy sinh cũng không nên trồng quá dày mà phải tạo khoảng cách phù hợp. Việc bố cục cây cối lấn lướt nhau sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát triển của cây và vẻ thẩm mỹ của hồ.
Ngoài việc chọn các mẫu hồ thủy sinh treo tường, các bạn còn có thể chọn hồ thủy sinh mini. Đối với các hồ mini để bàn, việc thay nước hồ thủy sinh cá cảnh rất đơn giản. Thế nên không cần lắp bộ lọc.
Bạn thấy đấy! Nhà nhỏ nhà to gì cũng có những mẫu hồ thủy sinh phù hợp cả. Nếu bạn cần tư vấn mẫu hồ cá thủy sinh thích hợp thì cứ liên hệ với Cát Tường. Dựa vào nhu cầu của bạn chúng tôi sẽ gợi ý mẫu hồ đẹp với chi phí ưu đãi nhất!

4 điều nhất định phải nhớ khi nuôi cá nước biển trong hồ thủy sinh

by

Làm hồ thủy sinh đã xong thì công đoạn tiếp theo chính là chọn các loại cá cảnh để nuôi. Vậy bạn đã quyết định được sẽ chọn cá biển hay cá nước ngọt chưa? Liệu chăm sóc hai loại cá này có gì khác nhau không nhỉ?
Trong một vài năm gần đây, cá nước biển được xem là động vật thủy sinh phổ biến với những người chơi hồ thủy sinh. So với cá nước ngọt thì cá biển khó nuôi hơn một chút. Tuy nhiên vì có ưu điểm là đẹp mắt nên các loại cá này vẫn được nhiều người chọn nuôi.
Dưới đây là một vài lưu ý khi nuôi cá biển trong hồ thủy sinh. Hãy tham khảo để tạo môi trường sống tốt nhất cho những chú cá cảnh của bạn nhé!
4 điều nhất định phải nhớ khi nuôi cá nước biển trong hồ thủy sinh

Nguồn nước cần thiết để nuôi cá nước biển

Cá bơi trong nước nên yếu tố nước hiển nhiên phải được quan tâm hàng đầu. Nếu làm hồ thủy sinh nuôi cá biển thì các bạn có thể chọn nước biển tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong đó, nước biển tự nhiên được đánh giá là tốt cho sự phát triển của cá hơn.
Trường hợp bạn chọn nước biển tự nhiên thì hãy chọn mua loại nước xa bờ.  Sau đó lọc sạch tạp chất trước khi cho vào hồ.
Trường hợp chọn nước biển nhân tạo, các bạn cho máy lọc để lọc sạch. Tiếp đến cho vào bể thủy sinh tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển trước khi nuôi cá.

Chọn loại cá biển để nuôi trong hồcá thủy sinh

Trước khi mua cá biển, các bạn hãy tìm hiểu về đặc tính sinh trưởng của chúng. Cần nắm kỹ điều kiện sống, thức ăn, cách sống của các loại cá sẽ nuôi. Như thế sẽ tránh được tình trạng cá tương khắc, cắn xé, ăn lẫn nhau.

Chọn thức ăn cho cá biển

Một khi đã có ý định nuôi cá thì chắc chắn bạn phải tìm hiểu về thức ăn của chúng rồi. Hiện nay, thức ăn phổ biến dành cho cá biển chính là trứng nước (bobo), thức ăn viên… Hoặc là các bạn có thể chọn tép để cho cá biển ăn. Tép chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ giúp đàn cá của bạn sinh trưởng tốt đấy!
4 điều nhất định phải nhớ khi nuôi cá nước biển trong hồ thủy sinh

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ tốt cho cá biển

Mức nhiệt độ nước thích hợp để nuôi cá biển là dưới 25 độ C. Nhiệt độ như vậy sẽ giúp cá biển sống và phát triển tốt.
Bên cạnh đó khi thiết kế hồ thủy sinh các bạn nên đặt hồ nơi thoáng mát. Thêm nữa nên tránh nơi có ánh nắng chiếu vào vì chúng khiến nhiệt độ nước tăng. Điều này có thể kích thích rêu tảo mọc nhanh và khiến hồ cá mất thẩm mỹ.
Khi làm hồ thủy sinh các bạn  nên chú ý đến các yếu tố khác như các loại thuốc vi sinh để làm sạch hồ. Ngoài ra, các thiết bị lọc đáy, lọc tràn, đèn chiếu sáng… cũng đều tác động đến sự sống của cá.
Sau khoảng 1 – 2 tuần hãy thay nước cho hồ cá thủy sinh. Mỗi lần chỉ cần thay 10% - 30% nước là được. Điều quan trọng là nước mới nên có nhiệt độ và chất lượng tương đương với nước cũ.
Một vài chia sẻ từ chúng tôi tin tưởng đã giúp ích rất nhiều cho các bạn trong việc chăm sóc hồ thủy sinh rồi. Chúc các bạn sở hữu được một hồ cá cảnh tuyệt đẹp cho ngôi nhà của mình nhé!

Một vài cách vệ sinh hồ thủy sinh cực nhanh dành cho người bận rộn

by

Vệ sinh hồ thủy sinh có tốn nhiều thời gian và công sức? Yên tâm đi! Nếu biết những cách dưới đây thì bạn sẽ thấy việc này thực ra rất đơn giản và dễ dàng.

Vệ sinh kính và đáy hồ thủy sinh

Để dọn dẹp kính và đáy bể thủy sinh, các bạn có thể dùng 2 vật dụng dễ tìm là:
- Cây cạo kính: Vật dụng này dùng loại lưỡi cạo bằng thép không rỉ. Với cây cạo kính các bạn có thể cạo sạch mảng bám, rong rêu cực nhanh và cực sạch.
- Ống hút nền rất hữu hiệu nếu bạn muốn hút sạch cặn bẩn và rác. Đồng thời, chúng ta có thể dùng nó khi cần thay nước hồ cá thủy sinh.
Chú ý là khi vệ sinh hồ cá thủy sinh, bạn không nên lấy hết đồ vật trong hồ ra. Trên nền hồ cá có rất nhiều loại vi khuẩn có lợi. Khi tác động mạnh và đột ngột có thể khiến các loại vi khuẩn này mất đi. Điều này sẽ làm giảm chất lượng hồ cá rất nhiều.
Một vài cách vệ sinh hồ thủy sinh cực nhanh dành cho người bận rộn

Loại bỏ bớt tảo trong hồ cá

Sau một thời gian sử dụng thì hồ thủy sinh bịrêu tảo là điều khó tránh khỏi. Tảo có thể bám trên mặt hồ, đồ vật trang trí, thiết bị lọc nước… Lúc này các bạn nên dùng một vật dụng nào đó để cạo hoặc chà tảo. Sau đó hãy tiến hành thay nước để loại bỏ lớp rêu tảo này đi.

Vệ sinh bộ lọc nước hồ thủy sinh

Bộ lọc là một trong những vật dụng quan trọng khi thiết kế hồ thủy sinh. Nhiệm vụ chính của nó chính là lọc bỏ cặn bẩn, vệ sinh hồ thủy sinh. Nhờ đó giữ môi trường tốt nhất cho các loại sinh vật sinh trưởng.
Nếu như cần làm mới thiết bị lọc, bạn không nên thay thế hết các thiết bị này. Tốt nhất là nên rửa sạch chúng bằng nước máy ở nhiệt độ thường trước khi lắp lại vào hệ thống. Trường hợp bạn thay đổi toàn bộ sẽ vô tình loại hết các vi khuẩn có lợi của hồ cá. Từ đó, hồ cá thủy sinh của bạn sẽ có nguy cơ quay lại thời kỳ đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới.
Một vài cách vệ sinh hồ thủy sinh cực nhanh dành cho người bận rộn

Thay nước hồ thủy sinh cá cảnh

Rất nhiều bạn lầm tưởng rằng, thay nước hồ cá cảnh chính là thay hết nước hồ trong một lần. Thế nhưng thực tế lại không phải như vậy. Các bạn chỉ cần thay từ 10% - 15% lượng nước trong một lần là được.
Cách thay nước hồ thủy sinh đúng cách là trước khi thay nước hãy dùng một ống nhựa để hút cặn bã đọng bên dưới hồ. Chú ý cả cặn bẩn ở những viên sỏi hay các phụ kiện trang trí hồ thủy sinh.
Sau khi đã hút khoảng 10% - 15% lượng nước, các bạn cho lượng nước tương đương đã khử Clo và lắng cặn vào hồ. Thay vì đổ nước vào hồ, bạn nên dùng ốn nhựa để bơm nước vào. Việc này sẽ tránh làm đổ nước, làm bẩn sỏi hoặc xáo trộn các vật trang trí.
Một mẹo vệ sinh hồ thủy sinh hữu hiệu nữa là dùng các loại cá chùi hồ. Chúng khá chăm chỉ và làm việc chẳng cần nghỉ ngơi. Chắc chắn sẽ giúp hồ nước của bạn luôn sạch và đẹp.
Hãy bỏ ra một chút thời gian và công sức chăm sóc để hồ thủy sinh luôn đẹp nhé!
| Thi công hồ cá hải sản