Hồ thủy sinh đẹp sinh động hơn nếu bố cục thêm cây cảnh và các loại cá cảnh. Hiện tại, có
hai phương án chọn cây cảnh là cây thật và cây nhựa. Tuy nhiên, nếu bàn về tính
thẩm mỹ thì cây thật đương nhiên “ăn đứt”
cây giả.
Dù
rằng đẹp thì đẹp thật đấy! Nhưng một khi đã chọn cây thủy sinh thì các bạn nên
chuẩn bị sẵn tâm lý. Tùy vào loại cây sẽ có cách chăm sóc và những “rắc rối” khác nhau. Trong đó, một trong
những trường hợp hay gặp nhất chính là cây “không
thở” được. Vậy có cách nào giúp cây thủy sinh quang hợp mạnh mẽ không?
Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp của cây thủy sinh
Quả
thật, có rất nhiều yếu tố chi phối đến sự quang hợp của cây thủy sinh. Có thể kể
đến như: ánh sáng, Carbon, các chất dinh dưỡng, độ pH của nước… Do vậy, ngay
khi thiết kế hồ thủy sinh thì các bạn
cần tham khảo trước các thông số trên. Như thế sẽ đảm bảo tạo môi trường sống tốt
nhất cho các loại thủy sinh.
Thêm
nữa, yếu tố dòng chảy cũng rất quan trọng trong hồ cá cảnh thủy sinh. Nếu chọn lọc có công suất quá lớn sẽ khiến
dòng chảy mạnh. Chúng sẽ cuốn sạch khí O2 trong hồ.
Ngoài
ra cây bị nhiễm độc kim loại, độc hữu cơ cũng nhanh chóng ngừng quang hợp và chết
đi. Do vậy, nếu như phát hiện cây héo úa bất thường hãy nhanh chóng xử lý. Đây
là cách tốt nhất để tránh ảnh hưởng đến các sinh vật khác trong hồ.
Một vài cách làm cây quang hợp tốt trong hồ thủy sinh cá cảnh
-
Đầu tiên, các bạn hãy thử tăng cường ánh sáng trong hồ. Nếu cây của bạn bắt đầu
quang hợp nhiều thì môi trường hồ thủy sinh đã ổn.
-
Thứ hai, nếu tăng ánh sáng mà chưa ổn thì hãy thử tăng CO2 trong hồ. Cách làm
đơn giản như sau: lấy nước hồ để ra ngoài khoảng 24h rồi ghi lại kết quả. Tiếp
đến tăng CO2 mỗi 30 phút, đo lại độ pH trong nước hồ. Tiếp tục làm như vậy cho
đến khi độ pH trong nước hồ thấp hơn mẫu nước để 24h kia 1 độ. Lúc này lượng
CO2 trong hồ đã tối ưu, không cần phải bận tâm về CO2 trong hồ nữa.
-
Thứ ba, nếu đã dùng 2 cách trên nhưng cây vẫn không thở mạnh thì tắt lọc khoảng
10 phút. Nếu tắt lọc mà cây bắt đầu “thở”
lại thì nguyên nhân là do dòng chảy quá mạnh khiến cây khó quang hợp. Các bạn
chỉ cần giảm dòng chảy lại là được.
-
Thứ tư, nếu đã dùng 3 cách trên vẫn không nhằm nhò gì thì có thể do hồ quá dơ.
Hoặc cũng có thể do nước hồ chứa kim loại nặng. Các bạn cứ thử đổi nước khoảng
30% liên tục trong vài ngày. Tiếp đến có thể châm thêm một chút phân nước rồi
quan sát kỹ nước hồ. Trường hợp bạn dùng nền tự trộn thì hãy xem xét đến việc đổi
nền.
Bạn
thấy đấy! Thi công hồ thủy sinh
không hề dễ dàng, cách chăm sóc cũng tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, bỏ ra bao
nhiêu tâm sức thì thu hoạch lớn bấy nhiêu. Một ngôi nhà có hồ thủy sinh không
chỉ tốt cho phong thủy mà còn tăng giá trị nhà.
Nếu
đã “u mê” lạc lối trước vẻ đẹp của hồ
và muốn làm hồ thủy sinh trong nhà –
Hãy liên hệ với Cát Tường để được tư vấn kỹ hơn nhé!
Chúc
các bạn thành công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét